Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai tuần 25
Mang thai tuần 25 là mẹ đã bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ, đây là thời điểm mẹ sẽ thấy tăng cân và có khi gặp phải một số triệu chứng mới. Một số triệu chứng của thai kì khiến mẹ mệt mỏi, nhưng mẹ ơi đó chính là dấu hiệu cơ thể mẹ đang cố gắng để bé phát triển khoẻ mạnh! Cùng tìm hiểu nhé
- Mang thai tuần 24 và những lời khuyên của bác sĩ
- Mang thai tuần 17 lưu ý gì để thai nhi phát triển toàn diện
Cơ thể của mẹ khi mang thai tuần 25
Tử cung của mẹ khi mang thai tuần 25 hiện đang có kích cỡ của một quả bóng đá. Thường thì mẹ sẽ tăng khoảng 7-8 kg trong suốt thai kì và 11-18 kg nếu mẹ có hai em bé song sinh. Nhiều bà mẹ bắt đầu tăng cân do tích nước trong giai đoạn này, miễn là mẹ đang tăng cân ở mức hợp lí, thì những dao động này là bình thường.

Nhiều phụ nữ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi hơn vào giai đoạn cuối quý thứ hai của thai kỳ, bụng mẹ cũng lớn hơn, khiến mẹ cảm giác bụng trệ xuống, kèm một số triệu chứng như:
- Hội chứng chân không yên: Hội chứng này khiến mẹ cảm thấy phải hoạt động chân liên tục để giảm cảm giác châm chích hoặc như kiến bò, thường hay xuất hiện ở cánh tay, đùi hoặc bàn tay khi mẹ nghỉ ngơi hoặc ngủ. Nhưng mẹ đừng lo lắng, triệu chứng này sẽ tự khỏi khoảng bốn tuần sau sinh.
- Tóc dày hơn: Những thay đổi nội tiết trong thai kì ức chế sự rụng tóc như bình thường.
- Hội chứng ống cổ tay: Sự dao động của mức hóc môn, cơ thể tích nước có xu hướng gây phù, quá mẫn dây thần kinh và sự dao động của đường huyết có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay như tê tay hoặc cảm giác châm chích trong chốc lát.
- Đầy hơi: Suốt thai kì, những thay đổi về nội tiết làm quá trình tiêu hoá của mẹ chậm lại, khiến khí ga tích tụ gây chướng bụng và táo bón.
Mẹ cần làm gì trong tuần thai thứ 25?
Cho đến khi mang thai tuần 25, việc đi khám bác sĩ đã bắt đầu trở thành một thói quen tốt. Bạn có thể dự liệu bác sĩ sẽ kiểm tra một số hạng mục như sau, mặc dù có thể có sự khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của bạn và cách khám của bác sĩ:
- Đo cân nặng và huyết áp
- Kiểm tra nước tiểu để đo lượng đường và đạm
- Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
- Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm nhận từ bên ngoài) để xem nó tương quan như thế nào đến ngày sinh nở
- Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)

Xây dựng một lối sống lành mạnh cho mẹ bầu
Tiếp tục chế độ ăn lành mạnh: Tiếp tục chế độ ăn giàu chất xơ, ăn nhiều rau và trái cây, hạt, ăn các loại cá ít thuỷ ngân và thịt nạc. Mẹ không cần phải ăn gấp đôi để cho hai người, chỉ không nên bỏ bữa.
Tập thể dục nhẹ nhàng: Trong thời gian mang thai tuần 25, tự chăm sóc là điều ưu tiên. Mẹ cần tiếp tục tìm cho mình các phương cách giảm nhẹ các triệu chứng thai kỳ thường gặp, chẳng hạn như đau lưng. Nếu Mẹ bị đau lưng trong tuần thứ 25 của thai kỳ, thử tập một tư thế kéo căng nhẹ.

Lên kế hoạch sinh: Không ai nói trước chắc chắn chuyện gì sẽ xảy ra lúc sinh, nhưng đây là giai đoạn hợp lí để mẹ suy nghĩ về phương pháp sinh mẹ muốn.
Chuẩn bị cho bé: Mẹ có thể bắt đầu mua sắm những vật dụng cần thiết cho bé trước khi bụng lớn hơn và mẹ thấy khó chịu hơn.
Chuẩn bị các kiến thức sơ sinh: Đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên bạn làm mẹ, đây là thời điểm bạn nên chuẩn bị các kiến thức về bé, cách chăm sóc và những điều có thể xảy ra.
Kiểm soát stress: Thời điểm chuyển dạ không còn xa nữa, dễ hiểu thôi nếu mẹ cảm thấy lo âu, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng những bà mẹ có tư tưởng thiếu tích cực lúc mang thai có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn, nên tuần thứ hai mươi lăm của thai kì là thời điểm thích hợp để học cách kiểm soát căng thẳng.
Chỉ còn ba tháng nữa thôi là bạn sẽ được gặp bé yêu rồi đấy! Hãy tuân thủ những lưu ý khi mang thai tuần 25 để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh mẹ bầu nhé!